TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP

+ Thứ 1: Treo bảng tại trụ sở công ty bạn.

+ Thứ 2: Mua chữ ký số, lập và nộp tờ khai phí môn bài trực tuyến hoặc trực tiếp.

+ Thứ 3: Ra mở Tài khoản ngân hàng

+ Thứ 4: Đăng ký tài khoản thuế và nộp thuế điện từ

+ Thứ 5: Nộp phí môn bài qua trang nộp thuế điện tử.

+ Thứ 6: Lập hồ sơ khai thuế ban đầu cho Chi cục thuế nơi DN đặt trụ sở chính. Chi tiết bao gồm:
1. Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp, giấy xác nhận mẫu dấu

2. Biên bản họp hội đồng thành viên(đối với công ty TNHH 2TV trở lên), biên bản họp đại hội đồng cổ đông(đối với công ty Cổ phần), biên bản này sẽ bầu chủ tịch hội đồng quản trị, bổ nhiệm giám đốc.
3. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc hay Giám đốc do chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký.
4. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán do Giám đốc vừa được bổ nhiệm ký, (nếu là Kế toán trưởng thì phải có chứng chỉ kế toán trưởng).
5. CMND bản sao y có công chứng của Giám đốc (mang theo bản chính của GĐ để đối chiếu)
6. CMND bản sao y có công chứng của Kế toán
7. Công văn đăng ký hình thức kế toán: không có cũng chẳng sao
8. Tờ khai phí môn bài và giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước (Nộp qua mạng internet)
9. Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ (làm luôn để sau này phát sinh TSCĐ khỏi phải đi đăng ký) (nếu ko làm cũng ko sao)
10. Thông báo tài khoản ngân hàng trên sở kế hoạch (mở TK Ngân hàng và đăng ký luôn, nộp trên sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội )

+ Thứ 7: In ấn phát hành hóa đơn GTGT: Chỉ được xuất hóa đơn sau khi đã thông báo phát hành 2 ngày. Thuế họ sẽ kiểm tra xem
1. Có treo bảng hiệu Công ty hay không
2. Có phòng làm việc, có thiết bị làm việc…
3. Có hợp đồng thuê nhà (lưu ý: hợp đồng trên 1 năm)

SAU KHI hoàn thành các bước trên là DN của bạn có thể đi vào hoạt động và như thế kế toán chúng ta cần làm những nhiệm vụ sau, tôi xin được khái quát để giúp bạn nắm rõ tình hình.

+ Thứ 01: Nhiệm vụ hàng ngày của kế toán bạn cần nắm rõ

– Bạn tập hợp, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán
– Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa… Thì công việc của kế toán thuế là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
– Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem có hợp lý – hợp lệ – hợp pháp hay không.
– Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai các bạn phải xử lý ngay.
– Định khoản kế toán (làm sổ) mỗi ngày để tránh việc dồn ứ vào thời gian cao điểm.
– Cuối cùng là các bạn phải sắp xếp và lưu trữ hóa đơn chứng từ để đảm bảo không xảy ra việc rách nát, cháy hỏng…
* Lưu ý: Những chứng từ như: Phiếu thu, chi, nhập, xuất phải lưu trữ 5 năm. Những hóa đơn thông thường phải lưu trữ 10 năm.

+ Thứ 02: Nhiệm vụ và công việc hàng quý bạn cần làm:

– Từ quý 4 năm 2014 doanh nghiệp không phải lập tờ khai Thuế TNDN tạm tính nữa (doanh nghiệp tự tính, nếu có lãi tự đi nộp).
– Doanh nghiệp mới thành lập nộp tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn muốn có thể đăng ký nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng).
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý(bạn phải kê khai thêm theo tháng nếu doanh nghiệp bạn có dấu hiệu rủi ro về thuế)
– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (hoặc tháng), nếu có phát sinh thuế TNCN phải nộp.
– Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng liền kề.

+ Thứ 03: Nhiệm vụ và công việc cuối năm:

– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm (nộp trước ngày 31/03 hàng năm)
– Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm (nộp trước ngày 31/03 hàng năm)
– Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản. (nộp trước ngày 31/03 hàng năm)
In các giấy tờ sổ sách kế toán cần thiết, đóng gói và lưu trữ cẩn thận để phục vụ lúc quyết toán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *